Kinh nghiệm khai thác và sử dụng thiết bị tương tác thông minh trong giáo dục

Nhật hâm 08/06/2020

Trong những năm gần đây, ngành Giáo Dục nói chung và các trường học nói riêng đã không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập của giáo viên và sinh viên. Một trong những cách đem lại hiệu quả đó là áp dụng khoa học kỹ thuật vào giảng dạy - Thiết bị tương tác thông minh nhằm góp phần nâng cao chất lượng bài giảng của Nhà trường.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, DNC đã tổng hợp được những ưu điểm về hạn chế của các thiết bị tương tác sau:

thiet-bi-tuong-tac

Về ưu điểm:

Giáo viên có thể trực tiếp thao tác về các nội dung giảng dạy hoặc trình chiếu trên thiết bị tương tác như: viết, vẽ, highlight, cắt chụp, v.v. làm bài giảng sinh động, tạo và tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, chủ động phát huy tính tích cực học tập - đóng góp ý kiến - rèn luyện bản thân, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy của các môn học.

Tương tác nhanh - nhạy - lập tức, vẫn tạo cảm giác cho người dùng như đang thao tác trên các thiết bị truyền thống như bảng phấn hoặc trình chiếu, có thể hỗ trợ giáo viên trong việc diễn đạt các bài giảng, phương pháp dạy học như: làm việc nhóm, thuyết trình, v.v. 

Tiện ích: các thiết bị tương tác thông minh có tính cơ động cao, đặc biệt một số dòng sản phẩm như Màn hình tương tác thông minh, Bảng tương tác thông minh có thể treo tường hoặc có chân đế di động, đem lại nhiều lựa chọn vị trí lắp đặt. Dễ sử dụng, bất kỳ ai cũng có thể cài đặt và kết nối với các thiết bị cá nhân bằng tính năng Wireless hoặc USB. 

Khả năng nâng cấp: Có thể kết hợp hoặc nâng cấp các thiết bị trình chiếu cũ, tại các trường và cơ sở đào tạo. Việc lưu trữ đám mây sẽ giúp cho bài giảng có thể được lưu và sử dụng nhiều lần mà không cần thiết bị ngoài. 

 

Về hạn chế:

            - Hạn chế lớn nhất của thiết bị tương tác thông minh là do chưa được phổ cập trong hệ thống giáo dục. Nên cần một khoảng nhất định để giáo viên và học sinh có thể làm quen được các thiết bị công nghệ tương tác này. 

            - Ngoài ra, việc khởi động, tương tác tính năng còn có nhiều hạn chế.

=>> Kinh nghiệm mà DNC muốn gửi tới các bạn để sử dụng tốt thiết bị tương tác thông minh:

  1. Công tác chuẩn bị:

- Giáo viên cần có sự chuẩn bị tốt về các tính năng của thiết bị tương tác như máy chiếu, bảng tương tác, màn hình tương tác để đảm bảo bài dạy được trôi chảy, đầy đủ chi tiết bài học.

  1. Xác định trọng tâm bài giảng:

- Đối với mỗi bài giảng, phần trọng tâm cốt lõi là phần chính, yêu cầu giáo viên phải dành nhiều thời gian và công sức hơn các phần khác để làm rõ. Bao gồm các hiệu ứng, highlight để nhấn mạnh các vấn đề trọng tâm nhằm giúp học viên chú ý về bài giảng cũng như nắm bắt được ý chính của bài hơn.

  1. Khai thác tính năng của thiết bị tương tác thông minh:

- Việc khai thác tính năng giúp cho bài giảng trở nên sinh động và tạo sự thu hút hơn. Các phương pháp dạy học ngày nay dễ khai thác nhất bằng các thiết bị tương tác như: thuyết trình, vấn đáp, phân tích tình huống, giáo án trực quan, teamwork, v.v.

  1. Học sinh cần nghiên cứu các tính năng cơ bản:

- Đối với học viên, việc nắm rõ các tính năng cơ bản giúp ích rất nhiều trong việc tư duy lẫn teamwork trong mỗi giờ học. Giáo viên và học sinh có thể tham gia tương tác trên thiết bị tương tác thông minh - như sự hỗ trợ gián tiếp giúp giáo viên thực hiện các phương pháp giảng dạy tích cực trong bài giảng của mình.

Công Ty Cổ Phần Thiết Bị DNC phân phối chính thức Máy chiếu, Màn hình tương tác thông minh, bảng tương tác thông minh, Khung tương tác thông minh, bục giảng thông minh.

Với các thương hiệu nổi tiếng như: Gaoke, PK Pro, Boxlight, Motion Magix, PKLNS..

Chúng tôi cam kết mang lại cho khách hàng : Giá tốt nhất – Sản phẩm chính hãng – Dịch vụ nhanh nhất

Để được tư vấn lắp đặt và sử dụng sản phẩm Quý khách hàng liên hệ: 0243.765.8333/0915.807.986

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN